images/slideshow/tt_ngueyn_dan_sing_mal_indo.jpg

Sân khấu nghệ thuật trình diễn ở Singapore hội tụ rất nhiều các tài năng và tác phẩm xuất sắc. Điều này xuất phát từ nỗ lực hỗ trợ và sáng kiến của Chính Phủ trong mục tiêu quảng bá hình ảnh của sân khấu nghệ thuật.

Bên cạnh cộng đồng nghệ thuật trong nước năng động, các tác phẩm quốc tế cũng dần tìm được đường đến trái tim của khán giả. Nếu như du khách là một diễn viên khát khao nghệ thuật hoặc là người yêu thích nghệ thuật biểu diễn, Singapore chính là nơi du khách cần tìm đến để khám phá và thưởng thức những chương trình biểu diễn độc đáo.

1. Hồ Quảng - nghệ thuật kinh kịch Trung Hoa

Văn hóa Trung Hoa mang dấu ấn đậm nét tại Singapore, không chỉ về các công trình công cộng mà còn về ẩm thực và đời sống tinh thần. Chính vì vậy mà ngày nay người dân Singapore cũng rất thích nghệ thuật truyền thống Trung Hoa như kinh kịch. Tại Singapore, kịch Hồ Quảng là một loại hình nghệ thuật truyền thống kế tục từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Kinh kịch Trung Hoa gắn liền với các loại hình biểu diễn khác nhau như ca hát, nghệ thuật nhào lộn, võ thuật và diễn kịch. Hầu hết kịch bản trong các tiết mục kinh kịch Trung Hoa đều dựa trên các câu chuyện thần thoại và tứ thư ngũ kinh nổi tiếng. Nhằm phản ánh văn hóa và triết lý Trung Hoa, phần lớn các vở kinh kịch đều nhấn mạnh các giá trị đạo đức như lòng trung thành, tình yêu và lòng yêu nước. Không chỉ đơn thuần là một loại hình giải trí, kinh kịch Trung Hoa còn đóng một vai trò tích cực trong việc truyền tải những thông điệp quan trọng, đặc biệt là các giá trị tinh thần yêu nước.

5 loai hinh nghe thuat bieu dien o Singapore 1

Để nhận biêt vở diễn kinh kịch rất dễ dàng, đó là sân khấu rực rỡ mang màu sắc cổ điển. Nghệ sĩ là những người mặc trang phục truyền thống Trung Hoa cổ, mặt được trang điểm lộng lẫy, hóa trang đậm mắt và môi. Tùy theo nhân vật và hình tượng ác hay hiền mà có kiểu trang phục và hóa trang khác nhau. Chung quy đều toát lên sự trang trọng và cổ kính mang màu sắc cổ điển.

Mặt nạ trong kinh kịch được gọi là kiểm phổ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên sự thành công của kinh kịch. Qua mặt nạ khán giả có thể nhận dạnh được tính cách nhân vật. Màu sắc chính được dùng trong kiểm phổ là màu đỏ - tính cách trung thành nhất mực; màu trắng - tính cách gian trá, độc ác; màu xanh dương - tính cách kiên cường, dũng cảm; màu vàng - đại diện cho thần phật, quý quái. Các nhạc cụ truyền thống như đàn nhị, trống và chũm chọe thường được sử dụng phổ biến trong kinh kịch.

Tại Singapore, kinh kịch Trung Hoa được biểu diễn tự do, đặc biệt trên các quảng trường rộng lớn tại các khu trung tâm của thành phố vào các ngày lễ như Tết Nguyên Đán và Lễ Vu Lan. Các nhạc cụ truyền thống như đàn nhị, trống và chũm chọe thường được sử dụng phổ biến trong kinh kịch, cùng với trang phục dân tộc sặc sỡ màu sắc và hóa trang công phu đã tạo ra các màn biểu diễn mê hoặc đậm chất văn hóa.

2. Vũ điệu Bharatanatyam

Bharatanatyam, là một điệu múa cổ điển Ấn Độ có nguồn gốc từ các ngôi đền ở Tamil Nadu. Hình thức múa này biểu thị việc dựng lại các điệu múa khác nhau của thế kỷ 19 và 20 của điệu múa Sadir, nghệ thuật của các vũ công ngôi đền gọi là Devadasis. Nó được mô tả trong luận Natya Shastra bởi Bharata khoảng đầu Công nguyên. Bharata Natyam được biết đến với ân sủng, sự tinh khiết, dịu dàng, biểu hiện của nó và những tư thế như pho tượng. 

Bharatanatyam là một phong cách khiêu vũ cổ điển thực hiện bởi cả nam giới và phụ nữ. Nó được gọi là "kinh Veda thứ năm", và được coi là một hình thức múa lâu đời nhất ở Ấn Độ. Ngày nay, vũ điệu Bharatanatyam đã lan truyền sang tận Singapore, không những thế nó còn được biểu diễn rộng rãi nhất trên thế giới và thường đi kèm với nền nhạc cổ truyền thống.

5 loai hinh nghe thuat bieu dien o Singapore 2

Đúng như ý nghĩa theo tên gọi bằng tiếng Tamil, vũ điệu lửa Bharatanatyam là sự kết hợp tuyệt hảo của 3 yếu tố là âm nhạc, động tác biểu diễn và giai điệu để tạo nên những tư thế đẹp như tượng, dứt khoát ở từng động tác múa nhưng lại vô cùng uyển chuyển và duyên dáng. Khi xem vũ điệu lửa Bharatanatyam chắc chắn du khách sẽ cảm nhận được sự thần bí của phần lửa qua từng động tác múa của các vũ công.

Khi biểu diễn vũ điệu lửa, mỗi vũ công sẽ thể hiện tư thế cân bằng với sự dẻo dai tựa như hình ảnh một ngọn lửa đang nhảy múa theo điệu nhạc vậy. Để trở thành một vũ công chuyên nghiệp của vũ điệu lửa thì người ta sẽ trải qua một khóa học đào tạo cực kỳ khắt khe tại Hội Mỹ Thuật Ấn Độ Singapore sau đó thì những vũ công này sẽ được biểu diễn tại những ngôi đền như đền Sri Srinivasa Perumal ở Khu Tiểu Ấn.

3. Bangsawan - Nhạc kịch Mã Lai

Bangsawan là một loại hình nhạc kịch Mã Lai được xem là hiếm có tại khu vực Châu Á. Cũng giống như đa số các vở kịch ở phương Tây, các màn trình diễn Bangsawan thường mô tả những câu chuyện cổ về tình yêu và sự phản bội.

Tuy nhiên, những loại nhạc kịch Bangsawan truyền thống nhất lại xoay quanh các câu chuyện thần thoại Mã Lai như câu chuyện về nhân vật Malim Kundang, một người con trai bất hiếu khiến xã hội phẫn nộ về hành vi bội bạc đối với mẹ của mình.

5 loai hinh nghe thuat bieu dien o Singapore 3

Các câu chuyện thần thoại phổ biến khác dành cho thiếu nhi được lấy cảm hứng cho kịch bản của các vở Bangsawan là Bawang Putih Bawang Merah và Sang Nila Utama. Sang Nila Utama là một nhân vật nổi tiếng trong các sách lịch sử địa phương, được biết đến với việc phát hiện ra con vật đầu sư tử mình cá trên hòn đảo Temasek (tên gọi đầu tiên của Singapore trước khi được ngài Stamford Raffles đặt tên thánh).

Các màn trình diễn Bangsawan ở Singapore ngày nay thường được biểu diễn và phát sóng trên các chương trình truyền hình đa dạng do đoàn vũ công Sri Warisan biểu diễn cũng như trong lễ cưới truyền thống của người Mã Lai được tổ chức ở khu trung tâm của Singapore.

4. Âm nhạc Mã Lai

Thể loại nhạc ronggeng bắt nguồn từ Java, Indonesia và tương tự với điệu nhạc ramwong của Thái Lan, thể loại nhạc này nói về tình yêu nam nữ bằng cách sử dụng các bài thơ trữ tình.

5 loai hinh nghe thuat bieu dien o Singapore 4

Zapin thường được thể hiện trong một số chương trình biểu diễn trên truyền hình Mã Lai vì là thể loại nhạc có tính chất phù hợp với lễ hội nhất, trong khi đó nhạc joget lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Bồ Đào Nha. Các vũ công truyền thống Mã Lai thường xuyên sử dụng các đạo cụ như đĩa nến, sàng gạo, ô giấy để múa minh họa cùng với nhạc.

5. Điệu nhảy tập thể Line Dance

Điệu nhảy tập thể line-dancing là một hoạt động giải trí được phát triển và phổ cập nhanh trong cộng đồng. Người dân Singapore ở mọi lứa tuổi đều có thể tham gia vào điệu nhảy này. Điệu nhảy này bao gồm một nhóm người sắp xếp theo hàng thẳng, di chuyển theo cùng một hướng và thực hiện những động tác giống nhau theo nhạc điệu.

5 loai hinh nghe thuat bieu dien o Singapore 5

Âm nhạc các nước phương Tây và Mỹ La-tinh có thể được sử dụng trong nhảy line-dance để tạo nên một không khí sinh động và vui nhộn trong phong cách nhảy độc đáo này. Nhịp của các bài hát không giống nhau, nhưng hầu hết âm thanh sử dụng cho nhảy line-dancing đều bắt đầu từ giai điệu chậm, sau đó tốc độ tăng dần. Những người tham gia đều thấm đẫm mồ hôi sau mỗi điệu nhảy, tạo nên một hoạt động thể dục thể thao lý tưởng.

Người lớn tuổi ở Singapore là những người hâm mộ trung thành của nhảy line-dance bởi yếu tố tương tác trong hình thức nhảy này. Trong Lễ hội chào đón năm mới Chingay hàng năm, người dân trong cộng đồng cũng được khuyến khích đi giày nhảy và tham gia vào hoạt động vui nhộn này.

Những loại hình nghệ thuật biểu diễn trên đây đã góp phần tạo nên một nền văn hóa Singapore đặc sắc, níu chân biết bao khách du lịch nước ngoài khi một lần đặt chân đến xứ sở xinh đẹp này. Ngoài ra, quốc đảo Sư Tử còn rất nhiều điều thú vị khác đang chờ đón du khách đến khám phá. Chúc các du khách có một chuyến du lịch Singapore với nhiều trải nghiệm tuyệt vời!