images/batu.jpg

Nằm giữa khu rừng xanh tươi tốt, du khách sẽ tìm thấy trung tâm di sản này tại một bungalow màu đen trắng có từ thời thuộc địa đã được phục dựng lại. Bảo tàng chỉ cách địa điểm diễn ra Trận chiến Pasir Panjang một quãng ngắn, nơi 1.400 người lính dũng cảm của Trung đoàn Mã Lai đã kiên cường chiến đấu bảo vệ chiến lũy cuối cùng trước 13.000 binh lính của quân đội Nhật hùng mạnh.

Còn được biết đến với tên gọi Bukit Chandu (có nghĩa là “Đồi Thuốc Phiện” trong tiếng Mã Lai), nơi đây đã từng chứng kiến trận đánh khốc liệt diễn ra vào ngày 14 tháng 2 năm 1942, trong Trận chiến Singapore (Battle of Singapore).

Reflections at Bukit Chandu 2

Quân lính của "Đại Đội C" thuộc Trung Đoàn Mã Lai số 1, do Trung úy Adnan Saidi chỉ huy, đã kiên cường bám trụ mặc dù bị áp đảo về mặt quân số, và đã chiến đấu đến cho khi bị giết hại một cách thảm khốc. Lòng dũng cảm của Adnan đã được Chính phủ Anh công nhận sau khi ông hy sinh và đội quân anh hùng của ông được tưởng nhớ vì đã bảo vệ Singapore. Nhân chứng còn sống sót duy nhất của Trung Đoàn Mã Lai là Hạ sĩ Yaako, ông đã giả chết để quân lính Nhật không giết mình.

Reflections at Bukit Chandu 3

Không gian nơi đây như sống lại tinh thần quật cường. Các hiện vật lịch sử cùng những triển lãm tương tác tại đây đã dệt nên một câu chuyện thật sống động về lòng can đảm của Trung đoàn Mã Lai số 1 và trải nghiệm chiến tranh của Singapore.

Nếu du khách có hứng thú với lịch sử Singapore và muốn tìm hiểu nhiều hơn thì Bảo tàng Reflections at Bukit Chandu sẽ là một điểm đến thích hợp. Du khách hãy tham gia tour du lịch Singapore của Viet Viet Tourism để không bỏ lỡ địa điểm nổi tiếng này nhé!